Hiển thị các bài đăng có nhãn Chế độ dinh dưỡng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Chế độ dinh dưỡng. Hiển thị tất cả bài đăng

23/9/13

Đối với người mắc bệnh tiểu đường, chế độ dinh dưỡng và thực phẩm chức năng đóng vai trò quyết đình trong việc điều trị. Chế độ ăn hằng ngày của người bị bệnh tiểu đường ngoài những khẩu phần ăn kiêng ra còn phải bổ sung thêm trái cây để đảm bảo sức khỏe cho người bệnh. Vậy loại trái cây nào tốt và thân thiện mà người mắc bệnh tiểu đường nên ăn?


1. Bưởi
Bưởi là một loại quả họ nhà cam. Trong bưởi có rất nhiều vitamin C, hàm lượng đường thấp vì thế vừa đảm bảo dinh dưỡng cho người tiểu đường lại vừa không lo bị tăng đường huyết. Người bị bệnh tiểu đường có thể ăn nửa trái bưởi một ngày.
Bưởi
Bưởi rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường
2. Đào
Trái đào là một nguồn tốt cho vitamin A và C. Đào cũng giàu kali và chất xơ, chỉ số đường (GI) thấp nên rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường.
3. Táo
Táo chứa nhiều chất oxy hóa giúp giảm lượng cholesterol, làm sạch hệ tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch. Táo cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp tiêu hóa chất béo trong cơ thể.
Táo
Táo có hàm lượng đường rất thấp
4.Đu đủ
Đu đủ là loại hoa quả tốt cho sức khỏe và chữa được nhiều bệnh khác nhau nếu dùng đúng cách, trong đó nổ bật là bệnh tiểu đường. Cách dùng: dùng 2 miếng đu đủ sẽ cung cấp 1 khẩu phần cacbon-hydrate và thêm 1 hũ sữa chua không đường cùng một món ăn chính là đủ cho một bữa sáng lý tưởng.
Đu đủ
Đu đủ là một lựa chọn lý tưởng cho bệnh tiểu đường
5. Roi
Giống như bưởi, roi cũng là loại quả có tác dụng khống chế lượng đường trong máu. Thậm chí cả hạt roi cũng có tác dụng chữa bệnh, bạn có thể ăn roi sau đó lấy hạt phơi khô và tán thành bộ, uống với nước. Cách làm này không những tốt đối với bệnh tiểu đường mà nó còn giúp bạn thỏa mãn cơn khát và ngăn ngừa tình trạng đi tiểu nhiều lần.

Roi
Roi hầu như không chứa đường
Vanessa

Bữa sáng giàu chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hóa - Chất xơ giúp củng cố hệ tiêu hóa, giảm nguy cơ ung thư ruột kết, bệnh tim mạch và tiểu đường; đồng thời giảm cholesterol và giúp kiểm soát cân nặng.


Thực phẩm giàu chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hóa

19/9/13

Đối với những người đang trải qua quá trình hoá trị liệu, chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất nhiều tới sức khoẻ của người bệnh. Chế độ ăn uống có thể giúp cho kết quả trị liệu tốt hơn và nhanh hơn.

Những lời khuyên về chế độ ăn dưới đây có thể giúp giảm  những tác dụng phụ khó chịu của quá trình hoá trị liệu.
Người đang hóa trị nên có chế độ dinh dưỡng nào hợp lý

13/9/13

Theo một cuộc thống kê gần đây ở Việt Nam cho biết cứ khoảng 3 trẻ em dưới 5 tuổi thì có 1 trẻ em thị thấp bé. Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng này là do môi trường sống, chế độ sinh hoạt và đặc biệt là chế độ dinh dưỡng chưa thật sự hợp lý.

Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết mặc dù chiều cao là một trong các yếu tố được di truyền từ bố mẹ nhưng nếu trẻ được cung cấp đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu thì khả năng phát triển chiều cao ở trẻ là rất lớn. Bởi yếu tố di truyền chỉ quyết định 20% chiều cao của trẻ còn hơn 50% là do yếu tố dinh dưỡng và luyện tập thể dục thể thao hàng ngày.

Yếu tố di truyền chỉ quyết định 20% chiều cao ở trẻ
Để trẻ có được chiều cao lý tưởng các bà mẹ nên lưu ý về chế độ dinh dưỡng qua các giai đoạn như sau.
1. Những năm đầu đời
Trong thời gian này, trẻ được cung cấp đầy đủ các chất cần thiết để phát triển thể trạng và chiều cao một cách tốt nhất. Trong vòng 3 tháng liền mà cân nặng của trẻ không thay đổi thì cũng có ảnh hưởng xấu đến sự phát triển chiều cao ở trẻ. Chính vì vậy các bà mẹ cần đảm bảo trẻ tăng cân đều đặn mỗi tháng. Nếu trẻ không tăng cân thì cần phải có sự thay đổi về chế độ dinh dưỡng hàng ngày và nên có biểu đồ tăng trưởng của trẻ để theo dõi.
Dinh dưỡng cho sự phát triển chiều cao ở trẻ
Sữa cung cấp nhiều canxi giúp trẻ phát triển chiều cao hiệu quả
Canxi là một trong các chất dinh dưỡng rất cần thiết để giúp trẻ đạt được sự phát triển toàn diện của xương và răng. Do đó, hãy cho trẻ uống sữa hàng ngày để bổ sung lượng canxi cần thiết cho cơ thể.
2. Giai đoạn tiền dậy thì và dậy thì
Đây là giai đoạn trẻ có thể tăng chiều cao nhanh chóng và cũng là giai đoạn gia tăng chiều cao chủ yếu ở trẻ. Nếu được chăm sóc tốt và đủ chất dinh dưỡng thì mỗi năm trẻ có thể tăng từ 10-12 cm. Vì vậy nếu muốn trẻ có được chiều cao lý tưởng, các bà mẹ nên cố gắng tập trung chế độ dinh dưỡng tối nhất cho trẻ.
Dinh dưỡng cho sự phát triển chiều cao ở trẻ
Dinh dưỡng cho sự phát triển chiều cao ở trẻ
Cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng theo tỷ lệ 1 bát cơm với 30g thịt, 50g cá và 10g đậu phụ. Bên cạnh đó lượng chất xơ và vitamin có trong các loại rau xanh và trái cây cũng rất cần thiết chi sự phát triển của trẻ.
Trong giai đoạn này bạn vẫn cần tiếp tục cung cấp đầy đủ lượng canxi cần thiết chi trẻ. Và sữa vẫn là loại thực phẩm giàu canxi nhất và cũng dễ hấp thụ nhất, mỗi ngày trẻ cần được cung cấp ít nhất 600ml và tăng dần theo độ tuổi. Ngoài ra trẻ cũng có thể ăn các loại cá nhỏ nguyên xương hoặc ăn tôm cả vỏ để bổ sung thêm lượng canxi còn thiếu.

Trước tình trạng nhiều bố mẹ lạm dụng thuốc bổ cho con, thạc sĩ, bác sĩ Lê Thị Hải, Giám đốc trung tâm Tư vấn dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng quốc gia, cảnh báo về những nguy cơ do thiếu hay thừa vitamin và khoáng chất đối với trẻ.

10/9/13

Có một đôi mắt sáng, đẹp là điều mà nhiều người mong muốn. Một trong những cách giúp đôi mắt luôn khỏe mạnh đó là ăn nhiều thực phẩm bổ dưỡng như  chuối, cam, các loại đậu hay súp lơ.


Chuối
Chuối được coi là thực phẩm vàng đối với sức khoẻ cơ thể bởi ngoài việc cung cấp chất xơ và các nguyên tố vi lượng dồi dào, loại quả này còn chứa thành phần trytophan, dễ dàng chuyển hóa sang serotonin, và kích thích não bộ sản não sinh ra 5-hydroxy tryptamine, chất tạo cảm giác thư thái, hưng phấn, làm tinh thần luôn vui vẻ thoải mái.


Cam
Các loại rau và trái cây giàu vitamin C như cam, đào, dâu, ớt chuông đỏ có tác dụng hỗ trợ các mạch máu trong mắt và giảm nguy cơ đục thủy tinh thể.
E còn làm chậm quá trình phát triển của bệnh đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng.
Mơ là loại quả giàu beta carotene, một loại carotenoid mà khi vào cơ thể được chuyển hóa thành vitamin A. Nghiên cứu cho thấy, beta carotene giúp cải thiện thị lực ban đêm và góp phần ngăn chặn bệnh đục thủy tinh thể. Một số loại rau củ khác chứa nhiều beta carotene như cà-rốt, khoai lang, dưa đỏ.
Sữa chua
Một cốc sữa chua mỗi ngày cung cấp cho cơ thể hàm lượng cao các chất như protein, can-xi, và các axit amino cần thiết cho não bộ.
Người già uống sữa chua tách béo thường xuyên còn giúp giảm thiểu nguy cơ tắc mạch máu não.
Can-xi trong sữa rất dễ được cơ thể hấp thụ và là chất không thể thiếu cho quá trình trao đổi chất của não bộ. Ngoài ra, trong sữa chua còn có những nguyên tố rất có lợi cho các tế bào thần kinh như vitamin B1…
Cà chua
thuc pham tot nhat cho cua so tam hon
Cà chua có chứa hai chất dinh dưỡng rất tốt cho mắt – lycopene và lutein. Lycopene là chất chống oxy hóa có khả năng bảo vệ mắt khỏi tổn hại từ ánh nắng.
Súp lơ
Hợp chất sulphoraphane trong súp lơ và mầm hạt súp lơ xanh có tác dụng bảo vệ võng mạc khỏi tác hại của gốc tự do.
Các loại đậu
Sắt là khoáng chất đặc biệt quan trọng giúp cho não bộ khoẻ mạnh vì khi thiếu sắt, cơ thể dễ bị thiếu máu khiến đầu óc kém minh mẫn, dễ bị chóng mặt.
thuc pham tot nhat cho cua so tam hon
Đậu xanh, đậu tương, đậu đen… là các thực phẩm giầu chất sắt sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề thiếu sắt trong cơ thể.
Trứng
Trứng giàu cysteine và sulphur – hai thành phần cấu thành chất chống oxy hóa glutathione. Điều này có thể giải thích lý do tại sao hợp chất chứa sulphur có tác dụng chống lại quá trình đục thủy tinh thể. Ngoài ra, lòng đỏ trứng còn chứa lutein. Chế độ ăn giàu lutein làm giảm nguy cơ phát triển thoái hóa điểm vàng vì tuổi tác.
Tỏi và hành
Tỏi và hành giàu sulphur, do đó chúng đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất glutathione. Nâng cao mức glutathione có thể là biện pháp phòng ngừa và giải quyết các vấn đề về thị giác như thoái hóa điểm vàng, bệnh tăng nhãn áp hoặc đục thủy tinh thể.
TT

Bất kì một thay đổi thời tiết nhỏ nào cũng có thể khiến bạn mệt mỏi, giảm sút sức khỏe và dễ ốm. Làm thế nào để cải thiện hệ thống miễn dịch “vẫn chạy tốt” dù ngoại cảnh có tác động xấu thế nào.


Chế độ ăn uống nghèo nàn các sản phẩm cung cấp kháng thể và dinh dưỡng cần thiết để chiến đấu với bệnh tật là nguyên nhân khiến hệ miễn dịch bị suy yếu ở người khỏe mạnh. Top 5 thực phẩm dưới đây là liều thuốc tự nhiên giúp bạn chống lại bệnh tật hiệu quả và đảm bảo sức khỏe khi thời tiết bất ổn.

Thịt bò: Tái tạo và sản xuất các tế bào

Thiếu kẽm là thiếu hụt dinh dưỡng phổ biến nhất ở bộ phận người Mỹ trưởng thành, đặc biệt là người ăn chay và người cắt giảm thịt bò trong chế độ ăn uống. Điều không may mắn là thiếu kẽm làm tăng nguy cơ nhiễm trùng trong cơ thể. Kẽm quan trọng với sự phát triển của các tế bào máu trắng, tế bào hệ miễn dịch làm nhiệm vụ tiêu diệt vi khuẩn xâm nhập, virus và loại bỏ vi khuẩn xấu khác.
Khẩu phần ăn với một lạng thịt bò nạc cung cấp khoảng 30% giá trị kẽm hàng ngày. Bạn có thể thay đổi các nguồn chứa kẽm bao gồm hàu, ngũ cốc, thịt lợn, thịt gia cầm, sữa chua hoặc sữa.

Khoai ngọt: Tăng cường bảo vệ
5 thuc pham cung co he mien dich
Da là bộ phận rộng lớn nhất trên cơ thể con người, một phần quan trọng trong hệ thống miễn dịch như bức tường chống lại vi khuẩn, virus, và các vi khuẩn tấn công cơ thể khác. “ Để khỏe mạnh, làn da cần vitamin A – đóng vai trò chính trong việc sản xuất các mô liên kết, thành phần quan trọng cấu tạo nên da” theo tiến sĩ David Katz, giám đốc trung tâm nghiên cứu Yale-Griffin, Derby, CT.
Để cơ thể sản xuất nhiều vitamin A, bạn nên bổ sung vào chế độ ăn uống nhiều thực phẩm chứa beta-carotene. Khoai lang (tươi hoặc đóng hộp), khoảng ½ cốc cung cấp 170 calo, vào 40% trong đó chứa vitamin A như beta – carotene mà bạn có thể dùng như món ăn tráng miệng. Các thực phẩm màu cam khác cũng chứa nhiều beta- carotene như cà rốt, bí, bí ngô đóng hộp, dưa đỏ.

Nấm: Hồi sinh các tế bào máu trắng
5 thuc pham cung co he mien dich
Nấm được biết đến như thực phẩm duy trì hệ thống miễn dịch làm việc hiệu quả. Giám đốc của Viện Y Thảo dược ở Washington, Douglas Schar cho biết: “Nấm tăng hoạt động và sản xuất tế bào máu trắng của cơ thể theo cách tích cực nhất, đây là điều tốt khi bạn bị nhiễm trùng”.
Nấm có thể sử dụng đa dạng trong bữa ăn, như thêm vào mì, xào với dầu hoặc thêm trứng hay trong pizza. Về cơ bản, đã qua sơ chế hay chế biến, nấm vẫn giữ nguyên được hàm lượng dinh dưỡng của mình và cải thiện hệ thống miễn dịch trong cơ thể.

Chè (trà): Tăng cường vi khuẩn có lợi
5 thuc pham cung co he mien dich
Cơ chế hoạt động của hệ thống miễn dịch khi khỏe mạnh sẽ loại bỏ những vi khuẩn gây hại và sửa chữa những tổn thương lên tế bào, DNA, và thúc đẩy quá trình lão hóa, đồng thời tái tạo tế bào mới hiệu quả. Antioxidants – hợp chất trong trà có thể thu dọn các gốc tự do trước khi chúng phá hoại cơ thể. Trái cây và rau quả cũng cung cấp các chất chống oxy hóa, nhưng trong trà đen và trà màu xanh lá cây có hợp chất chống oxy hóa cao hơn so với các loại rau quả khác. Ngoài ra, hợp chất polyphenol trong trà cao đem đến hiệu quả giảm cân cho người ít vận động.

Rượu Kefir: Sản xuất kháng thể
5 thuc pham cung co he mien dich
Màng niêm mạc lót đường ruột của bạn là nơi sinh sống của hàng nghìn tỷ vi khuẩn có lợi, đồng thời giữ lại vi trùng có hại xâm nhập qua thành ruột. Thuốc kháng sinh lại quét đi các vi khuẩn tốt, khiến thành ruột bị tổn thương và kéo theo vi trùng gây tiêu chảy.
Bạn có thể cải thiện tình hình bằng cách thêm vào chế độ ăn uống với sữa chua, hoặc uống thức uống lên men từ sữa có tên gọi Kefir. Kefir và sữa chua tăng cường hệ miễn dịch và sức khỏe toàn cơ thể, mang đến nguồn vi khuẩn lành mạnh để phục hồi những tổn thương đường ruột. Tiến sĩ Ruth DeBusk, tại Bệnh viện tiêu hóa ở Tallahassee, cho biết: Kefir có cấu tạo mịn, dạng kem và mỗi chén chứa khoảng 160 calo, là món tráng miệng hoàn toàn hiệu quả trong chế độ ăn uống của bạn.

9/9/13

Món ăn nấu rất đơn giản nhưng ăn thì lại rất ngon đấy nhé.

Nguyên liệu:
1kg bắp bò
2 củ khoai tây
1 củ cà rốt
1 củ hành tây
10 nhánh tiêu xanh
1 ít tiêu đen hạt, 1 ít lá quế khô (nếu không có cũng không sao)
150g xốt cà chua hộp
Ngò, tỏi bằm, gia vị

Các bước thực hiện:
1. Thịt bò rửa sạch, cắt khối vuông vừa ăn.
Ướp vào: 1 muỗng canh hạt nêm, 1/2 muỗng cafe bột ngọt, 1 muỗng canh đường, 1 muỗng cà phê tỏi bằm, 3 nhánh tiêu xanh đập dập, 1 ít hạt tiêu đen, 1 ít lá quế khô, 1 muỗng cà phê nước tương, 2 muỗng canh dầu ăn. Ướp khoảng 40 phút.
2. Khoai tây cắt nhỏ, chiên vàng. Cà rốt tỉa hoa, cắt khoanh vừa. Hành tây cắt múi.
3. Phi thơm tỏi với dầu, cho bò đã ướp và xốt cà chua vào xào săn. Cho nước vào hầm đến khi bò mềm. Trước khi ăn 20 phút ta cho hành tây, cà rốt (phải cắt mỏng và nhỏ nhé), khoai tây đã chiên vàng và nhánh tiêu xanh còn lại. Nêm lại cho vừa ăn.
4. Múc ra đĩa, trang trí ngò (mùi) cho đẹp và ăn chung với bánh mì.

4/9/13

Trong quá trình trước và sau khi mang thai, các bà bầu cần chú ý nhất tới việc bổ sung các dưỡng chất cho cơ thể để thai nhi phát triển một cách tốt nhất.

1. Canxi
Canxi là loại dưỡng chất cần thiết cho bà bầu, nó đóng vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng xương răng cho bé. Vì vậy các bà mẹ nên chú ý đến việc bổ sung canxi đầy đủ trong thời kỳ mang thai để cung cấp đầy đủ canxi cho thai nhi.

Phụ nữ sau khi sinh sức khỏe thường giảm sút và thiếu nhiều dưỡng chất, đặc biệt là bệnh thiếu màu. Vì vậy, việc sử dụng bài thuốc gà hầm tam thất sẽ giúp họ phục hồi sức khỏe một cách nhanh nhất.

Gà hầm tam thất không chỉ là món ăn bổ dưỡng mà còn là vị thuốc tuyệt vời của chị em phụ nữ sau khi sinh con. Bình thường trong thịt gà đã chứa nhiều các chất dinh dưỡng như: 20,5g protid, 11,8g lipid, cung cấp cho cơ thể 194 calo. Ngoài ra trong thịt gà còn có nhiều chất khoáng như canxi, sắt, photpho, đặc biệt là photpho (tới 200mg).

Design by Hao Tran -
Vân Ly